Khu vực ven chí tuyến 23.5°N
235 Area
Các địa điểm ở tỉnh thành Chiayi (Gia Nghĩa) đồng thời nằm tại ven chí tuyến 23.5 độ, bao gồm những di tích độc đáo, địa điểm du lịch với nền văn hóa phong phú...
Công viên sáng tạo G9
Công viên sáng tạo G9 nằm ngay cạnh ga tàu Gia Nghĩa, có diện tích khoảng 3,9 hecta. Lịch sử của khu vực này có thể truy nguyên về năm 1922, khi nó là tiền thân của nhà máy Gia Nghĩa thuộc Công ty Rượu Đại Chính. Sau Thế chiến thứ 2, nơi đây chuyển đổi thành nhà máy rượu Gia Nghĩa, chủ yếu sản xuất rượu cao lương. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng nhà máy và dây chuyền sản xuất được chuyển đến nhà máy mới, nhà máy rượu Gia Nghĩa cũ chính thức ngừng hoạt động vào năm 1999. Đến năm 2013, khu vực này được cải tạo thành Công viên sáng tạo Gia Nghĩa ngày nay. Công viên giữ lại nhiều thiết bị và máy móc cổ xưa đặc biệt, bao gồm máy rửa chai, thùng rượu, băng tải chai rượu, ống khói và bể chứa gạo cao lương, được bố trí rải rác trong các tòa nhà và quảng trường của công viên. Đáng chú ý nhất là ống khói nồi hơi cao 53m, từng là một trong những biểu tượng của thành phố Gia Nghĩa. Hiện tại, 9 tòa nhà trong khu vực được trùng tu và được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.
Ngày nay, Công viên sáng tạo G9 tràn đầy sức sống, với nhiều doanh nghiệp đa dạng đổ về, cung cấp đa dạng trải nghiệm như DIY thủ công, xưởng nghệ thuật, phòng đọc sách và quán cà phê. Những doanh nghiệp này đã thổi vào công viên một luồng sinh khí mới, tạo nên bầu không khí trẻ trung và năng động.
(Nguồn ảnh: 嘉義文化創意產業園區)
Làng Hinoki
Làng Hinoki nằm ở khu đông Gia Nghĩa, có tổng diện tích khoảng 3,4 ha, được mệnh danh là "Tiểu Kyoto Đài Loan". Biệt danh này bắt nguồn từ thời kỳ cai trị của Nhật Bản, khi đây là nơi đặt ký túc xá cho Cơ quan lâm nghiệp và khu rừng Gia Nghĩa của chính quyền Đài Loan thuộc Nhật, với hầu hết các tòa nhà được xây dựng từ gỗ bách Alishan. Đây là nơi khởi nguồn của "Cục Đường sắt Đài Loan", đồng thời ghi dấu lịch sử phát triển ngành lâm nghiệp Gia Nghĩa. Năm 2005, Cục Văn hóa thành phố Gia Nghĩa chính thức tuyên bố xếp Làng Hinoki là di tích lịch sử cấp thành phố để bảo tồn di sản văn hóa quý giá này.
Ngày nay, Làng Hinoki vẫn giữ nguyên trạng thái các ngôi biệt thự kiểu Nhật, đi bộ quanh đó, du khách có cảm giác như quay ngược thời gian, trở lại thế kỷ trước. Ngoài khu "Thời gian đặc biệt" và "Bảo tàng Câu chuyện Gia Nghĩa" phải mua vé vào cửa, các khu vực khác đều có thể tham quan miễn phí. Du khách có thể trải nghiệm mặc kimono Nhật Bản, dạo trong vườn Nhật, mua sắm các cửa hàng sáng tạo, thưởng thức ẩm thực. Ngoài ra còn có dịch vụ hướng dẫn viên và lớp học thủ công DIY để du khách hiểu sâu hơn về lịch sử và nét đặc trưng hiện đại của Làng Hinoki. Khi đi dạo trong làng, không khí thoang thoảng mùi thơm dịu nhẹ của gỗ bách, khiến người ta cảm thấy thư thái và thoải mái.
(Photo by pang yu liu)
Bảo tàng gạch hoa Đài Loan
Trong quá khứ, các gia đình giàu có Đài Loan khi xây nhà không chỉ chú trọng quy mô lớn và chạm khắc tinh xảo, mà còn có thói quen khéo léo ghép gạch hoa vào tường ngoài, mỗi hoa văn đại diện cho một ý nghĩa riêng như gia đình bình an, sự nghiệp thành đạt, con cháu đầy đàn...v.v. Tuy nhiên, theo sự biến thiên của thời đại, những viên gạch hoa tinh xảo dần mất giá trị, thậm chí bị phá bỏ.
Để bảo vệ những viên gạch hoa giàu giá trị lịch sử này, một nhóm tình nguyện viên cùng thành lập Bảo tàng gạch hoa Đài Loan. Họ tích cực tìm kiếm và cứu những viên gạch đẹp này khắp nơi trên đảo, tu sửa và trưng bày để kéo dài ký ức văn hóa của thời đại. Đáng chú ý, tất cả các hiện vật của bảo tàng đều do chính tay các tình nguyện viên cứu về, chứ không phải mua.
Bảo tàng gạch hoa Đài Loan có 3 tầng. Tầng 1 chủ yếu trưng bày các loại gạch hoa cứu vớt được và các sản phẩm lưu niệm sao chép gạch hoa. Tầng 2 và 3 trưng bày cấu trúc nhà cổ, đồ nội thất cổ và ứng dụng gạch hoa trong đời sống như ghép gạch hoa vào sàn, phòng tắm, đồ nội thất...v.v. Bảo tàng này trưng bày sinh động di sản văn hóa phong phú của Đài Loan, giúp du khách hiểu sâu hơn về vẻ đẹp và giá trị của gạch hoa.
(Nguồn ảnh: 台灣花磚博物館)
Khu thắng cảnh Lan Tan (Lan Đàm)
Khu thắng cảnh Lan Tan (Lan Đàm) còn được gọi là hồ chứa nước Lan Đàm, từ lâu đã là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính của khu vực Gia Nghĩa.
Khu vực này có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều lối đi bộ được thiết kế tinh tế, rất được người dân Gia Nghĩa và du khách yêu thích, cũng như là một điểm đến phổ biến để ngắm chim và giải trí. Ngoài ra, trong khu còn có đường đạp xe Lan Tan (Lan Đàm) dài khoảng 12,5 km vòng quanh hồ, mất khoảng 90 phút để đi hết, cảnh quan hai bên đường thật ngoạn mục, cho phép bạn tận hưởng niềm vui đạp xe lành mạnh ngoài trời và trải nghiệm trọn vẹn không khí trong lành của thiên nhiên.
Đặc biệt phải kể đến tác phẩm nghệ thuật "Nguyệt Ảnh Đàm Tâm", được xây dựng bằng cách khéo léo đan các tấm nhôm, hình dáng giống như tổ chim, trôi nổi trên mặt hồ. Dù ban ngày hay đêm tối, mưa hay nắng, khi bạn đứng trong "tổ chim" này ngắm cảnh bên ngoài, luôn có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh quyến rũ trong từng hoàn cảnh. Đèn chiếu vào ban đêm càng tăng thêm không khí lãng mạn. Khu thắng cảnh Lan Tanh (Lan Đàm) ngày nay đã trở thành nơi vui chơi giải trí lý tưởng cho người dân, và là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến Gia Nghĩa du lịch.
(Photo by 傑克 生)
Ga xe lửa Bei Men Yi (Bắc Môn Dịch)
Ga xe lửa Bei Men Yi (Bắc Môn Dịch) được xây dựng năm 1910, là ga đầu của tuyến đường sắt rừng núi Alishan, kiến trúc bằng gỗ bách Binoki (gỗ bách đỏ), thể hiện phong cách kiến trúc Nhật Bản độc đáo. Trước khi ga tàu Gia Nghĩa của tuyến đường sắt xuyên Đài Loan được khánh thành, ga xe lửa Bei Men Yi đóng vai trò ga đầu cho tàu hơi nước Alishan (A Lý Sơn), đồng thời là trung tâm vận chuyển hàng hóa chính của tuyến đường sắt Alishan. Khi toàn tuyến đường sắt rừng núi Alishan chính thức hoạt động năm 1912, ga xe lửa Bei Men Yi bắt đầu vận hành, với lượng khách và hàng hóa khổng lồ, chuyên chở các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân dọc tuyến đường. Ngoài ra, ga xe lửa Bei Men Yi cũng là trung tâm vận chuyển gỗ nguyên liệu Alishan, phân loại gỗ theo chủng loại để vận chuyển đến bể chứa gỗ hoặc kho chứa gỗ trên cạn, trở thành căn cứ quan trọng của ngành chế biến gỗ Gia Nghĩa, thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển của khu vực.
Tuy nhiên, với việc đường cao tốc Alishan chính thức thông xe năm 1982, lượng khách đi tàu Alishan dần giảm, khu vực xung quanh ga xe lửa Bei Men Yi dần suy thoái.
Cho đến nay, ga xe lửa Bei Men Yi đã được chính quyền thành phố Gia Nghĩa xếp hạng di tích lịch sử thành phố, hồi sinh và trở thành điểm tham quan văn hóa nhộn nhịp.
(Photo by 姜 明雄)
Chợ đêm Gia Nghĩa
Nằm ở trung tâm thành phố Gia Nghĩa, chợ đêm Văn Hóa là một trong những khu phố nhộn nhịp nhất thành phố. Chợ bắt đầu từ đài phun nước trung tâm, kéo dài khoảng 400-500m, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách ghé thăm mỗi tối.
Chợ đêm Gia Nghĩa là thiên đường ẩm thực với vô vàn các gian hàng và quán ăn, phục vụ các món ăn và đặc sản địa phương như cơm gà, xúc xích, cháo trứng, bánh gạo Lạp Sơn, chè sen, bánh xốp vuông... Các món ăn ở đây được chế biến theo hương vị truyền thống, mang đậm bản sắc của vùng đất Gia Nghĩa.
Không chỉ là điểm hẹn ẩm thực, chợ đêm Gia Nghĩa còn là nơi mua sắm lý tưởng. Tại đây, du khách có thể tìm thấy nhiều mặt hàng phong phú, từ quần áo, giày dép, đồ lưu niệm đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, chợ đêm Gia Nghĩa còn có nhiều cửa hàng bán đồ ăn vặt, đồ ăn đường phố, đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách mọi lúc, mọi nơi.
Một trong những đặc điểm ấn tượng nhất của chợ đêm Gia Nghĩa là các cửa hàng và quán ăn ở đây hoạt động luân phiên theo ca. Do đó, du khách có thể thưởng thức các món ngon bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi chợ đã đóng cửa.
Chợ đêm Gia Nghĩa là điểm đến lý tưởng để du khách khám phá ẩm thực và mua sắm của thành phố. Nếu có dịp ghé thăm Gia Nghĩa, bạn đừng quên ghé thăm chợ đêm Văn Hóa để trải nghiệm những điều thú vị nơi đây. (Source: internet)
Ngôi nhà câu chuyện Nguyệt đào
Ngôi nhà câu chuyện Nguyệt đào là bảo tàng chủ đề về hoa rừng Nguyệt Đào (hay còn gọi là Lan Lúa), nhằm khám phá và trưng bày các công dụng đa dạng cũng như giá trị của loài cây này.
Cây nguyệt đào nổi tiếng với tính năng đa dụng và sức sống mạnh mẽ, có thể phát triển tốt ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Do đó, người sáng lập bảo tàng đã đầu tư lượng lớn vốn để nhập về các công nghệ nghiên cứu và thiết bị sản xuất hiện đại, và phát triển loạt sản phẩm từ Nguyệt Đào cũng như các sản phẩm thực vật địa phương khác.
Ở đây không chỉ giới thiệu về cây Nguyệt Đào, mà còn cung cấp các hoạt động DIY sản xuất đồ dùng và mỹ phẩm từ Nguyệt Đào. Ngoài ra bên ngoài còn có cầu tình yêu hồng, cầu vồng bảy sắc và vườn treo trên không rất đẹp và là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh check-in.
(Nguồn ảnh: 月桃故事館)
Tiệm bánh New Taiwan
Tiệm bánh New Taiwan là một trong những cửa hàng bánh ngọt kiểu Nhật đầu tiên ở khu vực Gia Nghĩa Đài Loan, đồng thời từng là cửa hàng cung cấp bánh ngọt và các loại điểm tâm chính thức được Nhật hoàng (Hoàng đế ở Nhật Bản) chỉ định trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. “New Taiwan” vượt qua thời kỳ Nhật cai trị chuyển sang thời đại Trung Hoa Dân Quốc, vậy nên khi bạn bước vào cửa hàng, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều bức ảnh của các thời kỳ khác nhau và đầy ý nghĩa.
Cho đến nay, “New Taiwan” vẫn là cửa hàng bánh Nhật truyền thống duy nhất ở Gia Nghĩa còn giữ nguyên hương vị. Hiện nay, “Tiệm bánh New Taiwan” đã trở thành điểm mua đặc sản nổi tiếng mà du khách ghé thăm Gia Nghĩa không thể bỏ qua.
(Nguồn ảnh: 新台灣餅舖)
Bánh bao thịt A Pan
Bánh bao thịt A Pan là món ăn đặc sản của Gia Nghĩa, có từ năm 1965 đến nay. Mặc dù tên là "Bánh bao thịt A Pan", nhưng cửa hàng không chỉ bán bánh bao thịt, mà còn có bánh bao nhân khác, bánh kari, bánh dẻo trứng... là một trong những điểm mua đặc sản và thưởng thức món địa phương nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Gia Nghĩa. (Nguồn ảnh: 阿潘肉包粉絲專頁)
Nhà máy chế biến gỗ Gia Nghĩa
Nhà máy chế biến gỗ Gia Nghĩa, từng là khu công nghiệp gỗ do chính phủ Nhật Bản chiếm đóng rộng nhất thời kỳ Nhật Bản cai trị, chịu trách nhiệm lưu trữ gỗ khai thác từ núi Alishan, đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến gỗ thô thành gỗ quý giá.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, khu rừng Alishan ngừng khai thác gỗ vào năm 1963, nhà máy Gia Nghĩa cũng bị bỏ hoang. Tuy nhiên, khu đất giàu giá trị lịch sử này đã được chính quyền thành phố Gia Nghĩa xếp hạng là di tích lịch sử vào năm 2005, và được trùng tu và lập kế hoạch toàn diện. Từ năm 2019, nơi đây được mở cửa hoàn toàn cho du khách, giữ lại nhiều công trình lịch sử, bao gồm di tích ống khói nhà máy điện hơi nước, phòng cưa, xưởng máy móc gỗ... Những công trình này đưa du khách quay ngược thời gian, trải nghiệm lại thời kỳ hưng thịnh của ngành lâm nghiệp Gia Nghĩa, giúp mọi người sống lại ký ức lịch sử đầy ắp kỷ niệm.